Văn hóa / Quốc tịch và nghề nghiệp: sự khác nhau giữa giống đực và giống cái là gì?

A1 Sơ cấp khám phá
«Thầy giáo/cô giáo», «nam bác sĩ/nữ bác sĩ» ... Khi nào ta đánh dấu giống cái trong các danh từ chỉ nghề nghiệp?
Trong tiếng nước bạn có sự tồn tại của các từ khác nhau để chỉ cùng một quốc tịch của phụ nữ và đàn ông không? Có sự khác nhau về hình thức đối với một danh từ chỉ nghề nghiệp nếu nghề đó do phụ nữ hay nam giới đảm nhiệm hay không?

Đối với đại đa số từ chỉ quốc tịch trong tiếng Pháp, có một dạng thức dành cho nam giới và một dạng thức khác dành cho nữ giới. Nhưng có một số quốc tịch thì từ giống đực và giống cái có hình thức giống nhau.

Các tên riêng cũng có sự khác nhau về hình thức giữa giống đực và giống cái, ví dụ: Aziz, François, Sami, Paulở giống đực nhưng lại là Aziza, Françoise, Samia, Paule, Pauline ở giống cái. Nhưng cũng có một số ngoại lệ: Dominique, Claude, v.v.

Kể từ cuối thế kỉ XX, có một nỗ lực lớn được thực hiện nhằm mục đích nữ hóa tên một số nghề nghiệp trước đây được coi là chỉ giành cho nam giới do địa vị xã hội (médecin, ministre, maire, professeur, juge, chef…) hoặc bị coi là quá nặng về thể chất không hợp với nữ giới. t (maçon, camionneur, boucher…). Như vậy, ta nói: la ministre, la juge, v.v. Thông thường, từ chỉ ngành nghề đều có một dạng cho giống đực và dạng khác cho giống cái: enseignant, enseignante, chanteur, chanteuse, chef, cheffe, v.v.

Ở Québec, việc nữ hóa tên ngành nghề không gặp bất cứ trở ngại nào trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của dân chúng.
Ở Bỉ và ở Pháp, bất chấp các khuyến nghị của Ban tiếng Pháp, vẫn còn đâu đó hiện tượng kháng cự lại xu hướng nữ hóa tên ngành nghề này. Tuy nhiên, việc nữ hóa các mạo từ xác định đứng trước danh từ chỉ nghề nghiệp hiện đang phổ biến. (Madame la ministre, Madame la proviseure).

Bài tập thực hành

Văn hóa : quốc tịch và nghề nghiệp, giống đực và giống cái

A1
4 bài tập
Nghe • Liên văn hóa (cuộc sống thường nhật)