Ở đất nước bạn, trong văn hoá bạn, người ta thường nói những chủ đề nào khi bắt đầu một cuộc nói chuyện? Mức độ thân thiết của mối quan hệ giữa những người đối thoại có ảnh hưởng đến việc chọn chủ đề nói không? Trong lần nói chuyện đầu tiên mọi người có thường đề cập luôn vào chi tiết cụ thể không? Có những chủ đề nào là cấm kị không? Ánh mắt khi nói có quan trọng không?
Cách bắt đầu một cuộc nói chuyện sẽ không giống nhau khi nói với người đã quen lâu và với người mới gặp qua vài lần. Đại từ "tu" ("te", "ton", "ta", "tes") có thể được dùng thoải mái với những người dưới 30 tuổi, còn đại từ "vous" ("votre", "vos") thường dùng trong tình huống xã giao. Thêm nữa, với người hơn tuổi, luôn dùng "vous", dù những người này khi nói chuyện với người ít tuổi hơn hoặc bằng tuổi, vẫn có thể dùng "tu". Việc nhìn vào mắt người nói chuyện với mình, các cử chỉ, khoảng cách xa hay gần giữa những người nói chuyện cũng nói lên nhiều điều (họ có thiện cảm, nhút nhát, sợ hãi, hay đang thông đồng điều gì với nhau).
Cách bắt đầu một cuộc nói chuyện hoặc nói sang một chủ đề khác phụ thuộc vào mối quan hệ giữa những người nói và hoàn cảnh nói. Không có công thức chung nào hết.
Lần gặp đầu tiên, ta có thể hỏi người đối thoại xem người đấy có ở cùng khu với mình không, người đấy có đi làm không, nếu có thì làm gì. Có thể nói thêm về không khí khu ở, nơi làm việc, hay các thói quen về cửa hàng, quán cà phê hay nhà hàng. Khi ở nơi công cộng, có thể đặt những câu hỏi về điều đang diễn ra, nói về thói quen hay đến nơi này, thể hiện một tình cảm chung chung. Không nên đặt những câu hỏi quá cụ thể nếu cảm thấy người đối thoại với mình sẽ chỉ trả lời qua loa. Không đặt những câu hỏi về tiền lương; không bàn luận về tôn giáo, chính trị, tình dục.
Sau đó, hoặc trong một lần gặp khác, có thể hỏi thăm người đó về sức khoẻ, nói về thời tiết, và xin người kia một chỉ dẫn hoặc lời khuyên.
Mở rộng: